Ho do thay đổi thời tiết và cách phòng bệnh cho trẻ
1. Ho là gì? Ho khi thời tiết thay đổi ảnh hưởng như thế nào?
Ho là phản xạ cần thiết có tác dụng bảo vệ cơ thể, khi có yếu tố xâm nhập đường thở, hô hấp sẽ kích thích trẻ bị ho. Trong quá trình sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều tác nhân có thể lọt vào đường thở khiến trẻ bị ho để tống dị vật ra ngoài. Chứng bệnh ho gia tăng khi thay đổi thời tiết gây nhiều phiền toái khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt…
Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi khiến hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường, trẻ bị ho do mắc các bệnh về hô hấp. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, nhiệt độ trong ngày dao động thất thường, cơ thể trẻ chưa kịp đáp ứng nên dễ bị nhiễm lạnh, lúc này, vi khuẩn, virus tấn công qua đường hô hấp làm tăng nguy cơ gây viêm đường hô hấp.
Cha mẹ cần học cách đối mặt với những sự thay đổi sức khỏe của trẻ, cần hiểu được tiếng ho của trẻ để phân biệt khi nào là ho do thay đổi thời tiết, ho để tống dị vật ra ngoài, khi nào là ho do bệnh giao mùa hay bệnh lý nghiêm trọng để có thể xử trí phù hợp. Không nên để bản thân mất bình tĩnh khi trẻ bị ho, đôi khi đó chỉ là phản ứng bình thường nên hãy để trẻ được ho để cơ thể dần trưởng thành và phát triển.
2. Cách phòng bệnh, giảm ho cho trẻ khi giao mùa
– Thông gió tránh ô nhiễm cho phòng ngủ mùng để tránh muỗi đốt trong những ngày có độ ẩm cao. Khi trong nhà có người nhiễm cúm, ho cần xông khói bồ kết để diệt virut (đốt quả bồ kết khô trong bát rồi luân chuyển khắp nơi trong buồng có người bệnh).
– Thường xuyên vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn hoặc uống nước ngọt, súc họng trước khi đi ngủ bằng nước muối đẳng trương (Nacl 0,9%).
– Giữ ấm cổ ngực và đôi chân khi trời lạnh dưới 20oC (nhất là người già, trẻ nhỏ).
– Tránh xa nicotin (thuốc lá, thuốc lào) và ethanol (bia, rượu các loại).
– Hàng ngày cần tập luyện vận động cơ thể trong đó chủ yếu có phần tập thở 4 thì (luyện thở ít nhất là 10 phút/ngày). Cần hướng dẫn tập thở cho trẻ ngay từ 7 tuổi để các cháu luyện tập thành thói quen và mọi người kể cả người bệnh để tăng khả năng miễn dịch ở phổi và hỗ trợ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.
– Nâng cao sức đề kháng của cơ thể và đặc biệt ở màng phổi bằng cách bổ sung vitamin A (hoặc beta-caroten) vitamin D3, vitamin C, vitamin B2, đặc biệt là người đang điều trị ho do vi khuẩn, virut.