Ngoài đánh răng hàng ngày, để chăm sóc răng miệng hiệu quả, nước súc miệng diệt khuẩn cũng là công cụ hữu ích. Hiện nay còn có thông tin cho rằng sử dụng nước súc miệng giúp phòng ngừa được dịch bệnh Covid-19 đang lây lan. Vậy thông tin cụ thể như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng nước súc miệng sát khuẩn?

Nước súc miệng là gì và tại sao chúng ta nên sử dụng nước súc miệng?

Nước súc miệng là một loại dung dịch dạng lỏng có chứa hoạt chất kháng khuẩn như axit boric, menthol, kẽm sulfat, cetylpyridinium, chlorhexidine,… Trong nha khoa thường được khuyên dùng nước súc miệng thường xuyên để giúp:

  • Đánh bay các mảng bám, thức ăn thừa còn mắc kẹt ở vùng kẽ răng mà bàn chải hay chỉ nha khoa không thể làm sạch.
  • Làm giảm tình trạng hôi miệng, mang đến hơi thở thơm tho, tươi mát.
  • Đẩy lùi các bệnh nha chu: viêm lợi, lở miệng, sâu răng,…
  • Diệt đi môi trường sống của vi khuẩn gây bệnh hô hấp.
  • Góp phần bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe.

Có nên dùng nước súc miệng không?

Câu trả lời là CÓ. Dù đây không phải là sản phẩm thay thế cho bàn chải và chỉ nha khoa nhưng việc dùng kết hợp có thể tăng cường bảo vệ răng miệng khỏi nguy cơ bị sâu răng và bệnh nướu răng.

Bên cạnh đó, nước súc miệng còn góp phần chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày (cùng bàn chải và chỉ nha khoa), giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe mà bạn đang đối mặt. Nếu chỉ súc miệng trong vòng 2 phút bằng loại nước súc làm trắng răng, bạn sẽ không thể có hàm răng trắng sáng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen chải răng đều đặn mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, đồng thời súc miệng để diệt khuẩn, bạn sẽ dần sở hữu nụ cười trắng sáng.

Tuy nhiên, sản phẩm này không có tác dụng chữa trị các vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Chẳng hạn như nếu bạn thường xuyên bị chảy máu nướu răng hoặc hơi thở có mùi khó chịu, tốt nhất bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng các loại nước súc miệng đặc trị.

Có những loại nước súc miệng nào?

Nhìn chung, nước súc miệng thường được chia thành các loại chính sau đây:

  • Nước súc miệng dùng trong điều trị các bệnh lý răng miệng, nha chu hay bệnh hô hấp. Các loại nước súc miệng này thường có chứa cồn và chất kháng khuẩn cao.
  • Nước súc miệng dùng làm sạch hàng ngày.

Trên thị trường có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho từng cá nhân. Bạn có thể tham khảo một số loại nước súc miệng sau:

Nước muối sinh lý

Dung dịch súc miệng này có chứa 0.9% NaCl theo chuẩn Bộ Y tế khuyến nghị. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch răng miệng, giảm viêm nướu, chảy máu chân răng và phòng ngừa viêm họng. Sản phẩm cũng rất lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ.

Nước súc miệng chứa chất sát khuẩn và tinh dầu (Nước súc miệng Family Shark)

nước súc miệng family shark

Nước súc miệng của Công ty Viphar với thành phần chính là Chlohexidine, Colloidal Silver (Nano Bạc), Sodium Floride,… và có thêm tinh dầu bạc hà giúp cho hơi thở thơm mát hơn. Góp phần hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa và phối hợp trong điều trị các bệnh về viêm răng miệng như: Nhiệt miệng, viêm chân răng, chảy máu chân răng, tụt lợi, viêm tuỷ răng, viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu lợi, ê buốt răng, …. Đồng thời loại bỏ mảng bám trên răng, bảo vệ răng chắc khoẻ.

Nước súc miệng Betadine

nước súc miệng

Nước súc miệng Betadine được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn ở niêm mạc, nhiễm nấm candida, viêm họng. Nhưng Betadine là dòng nước súc miệng trị bệnh nên cần tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng và không nên lạm dụng.

Cách sử dụng nước súc miệng như thế nào để đạt hiệu quả?

nước súc miệng

Nước súc miệng sẽ thật sự phát huy tối đa công dụng khi bạn sử dụng đúng cách. Do đó, bạn cần tập thói quen và duy trì dùng nước súc miệng theo tuần tự các bước sau:

Bước 1: Đánh răng sáng và tối hoặc sau bữa ăn.

Bước 2: Dùng chỉ nha khoa loại bỏ các thức ăn còn sót lại.

Bước 3: Rót một lượng đủ nước súc miệng vào cốc. Đối với nước súc miệng cần pha chế, bạn phải làm theo đúng tỉ lệ được chỉ định.

Bước 4: Ngậm nước súc miệng vào khoang miệng theo thời gian quy định, thông thường tầm trong 30-60 giây với tình trạng răng miệng bình thường, và 1-2 phút với những ai đang mắc bệnh nha chu.

Bước 5: Khò họng và nhổ ra.

Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn

Nước súc miệng tuy rất tốt nhưng bạn không nên sử dụng bừa bãi mà cần chú ý các vấn đề sau:

  • Nên sử dụng nước súc miệng kết hợp các bước vệ sinh răng khác như: đánh răng, dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước,…
  • Không súc miệng quá nhiều lần trong ngày với các loại nước súc miệng có chất kháng khuẩn cao, hay chứa cồn nếu không có chỉ định của bác sĩ-nha sĩ.
  • Lựa chọn nước súc miệng tương thích với tình trạng răng miệng. Nếu bạn dễ bị kích ứng nướu, hay có các vết loét trong miệng, hãy chọn loại nước súc miệng không cồn để tránh làm đau rát và khô miệng.
  • Không ăn uống ít nhất 30 phút sau khi dùng nước súc miệng.
  • Bạn cần lưu ý chọn mua nước súc miệng ở các cơ sở uy tín hoặc nhà thuóc và sử dụng đúng theo hướng dẫn. Bạn cũng nên kiên trì dùng nước súc miệng 2-3 lần/ ngày để cải thiện và phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Nước súc miệng là một trong những bước chăm sóc răng miệng không thể thiếu nhằm mang đến sức khỏe. Sử dụng nước súc miệng không đúng cách sẽ gây tác dụng ngược, khiến các vấn đề răng miệng trở nên trầm trọng. Do đó, hãy tuân theo đúng hướng dẫn về liều lượng và cách dùng bạn nhé.

Sử dụng nước súc miệng có giúp phòng ngừa lây nhiễm dịch Covid-19 không?

Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC đều chưa khuyến cáo việc sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm SAR-Covid-19.

Mặc dù vậy, nhiều người cho rằng, với tác dụng sát khuẩn tại chỗ thì dùng dung dịch nước súc miệng cũng giúp phòng ngừa nhanh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Cũng có nhiều bài báo khoa học công bố, chứng minh hiệu quả làm bất hoạt nhanh chóng các chủng virus gây bệnh tương tự như SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi đi đến kết luận hiệu quả của việc sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Hiện nay, chưa có khuyến cáo sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn phòng ngừa Covid-19 trong cộng đồng, nhưng vẫn được dùng cho các đối tượng có nguy cơ cao như: nhân viên y tế, người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm …

Nguồn: Tổng hợp