Ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn, ngủ không được, suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển.

  • Ho kéo dài, ho liên tục và ho mạnh sẽ kích thích dẫn đến có cơn gò tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
  • Ho có thể là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu bị ho:

1. 𝐌𝐞̣ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐛𝐢̣ 𝐡𝐨 𝐜𝐨́ đ𝐨̛̀𝐦 𝐜𝐨́ 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐡𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?

Khi ho có đờm nặng kéo dài sẽ gây co thắt tử cung tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Nếu tình trạng ho có đờm do nhiễm trùng mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Vì vậy khi ho có đờm đặc mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

2. 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐦𝐞̣ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐝𝐞̂̃ 𝐛𝐢̣ 𝐡𝐨?

Sức đề kháng của bà bầu quá suy giảm, kèm theo sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai chính là điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh ở bà bầu.
Nhạy cảm với tình trạng thay đổi thời tiết: thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa thu đông, đông xuân, thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây ra triệu chứng ho.
Khi mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, gây trào ngược dạ dày, đây cũng là một nguyên nhân gây ho ở bà bầu.

 3. 𝐌𝐞̣ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐜𝐨́ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐝𝐮̀𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐨̂́𝐜 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐡𝐚𝐲 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?

Sử dụng thuốc tây khi mang thai là điều không nên nếu thuốc có tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy khi mẹ bầu ho có đờm khiến cơ thể chán ăn, mệt mỏi, sốt, nôn ói thì nên đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định sử dụng thuốc an toàn cho bà bầu.

Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa.