Tăng cường sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Sức đề kháng và miễn dịch của con người được hình thành và phát triển kể từ khi họ được sinh ra. Tuân theo các hướng dẫn bảo vệ sức khỏe, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục đều đặn là biện pháp “phòng thủ” đầu tiên của bạn và là cách tốt nhất để giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động thật mạnh mẽ và khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể

Khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Các nghiên cứu gần đây cho biết các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng, bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (do bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật,…).
  • Sự ô nhiễm không khí: Khi hít phải khói bụi, hơi hóa chất,… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện, không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết của hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch thể dịch) gây ra viêm nhiễm hô hấp.
  • Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp,… có quá nhiều đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể – các thực phẩm này sẽ làm suy yếu các lympho T và B là “đội quân” chủ lực chống lại bệnh tật.

suy giảm sức đề kháng

  • Uống ít nước: Nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước cho sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại đồng thời nâng cao sức đề kháng.
  • Thức quá khuya: Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt khi thức khuya, sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ melatonin trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.
  • Stress: Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh là “con dao hai lưỡi”. Theo các chuyên gia, trẻ em và người lớn ốm khi uống kháng sinh sẽ khỏi rất nhanh, song khiến cơ thể người bệnh yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau, giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
  • Thừa cân: Việc thừa cân không chỉ gây khó khăn cho tim, não mà còn khiến sự tăng tiết hormone mất kiểm soát, chúng phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

  • Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác vì có khả năng đã bị giảm miễn dịch.
  • Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình cảm lạnh, cảm cúm.

suy giảm sức đề kháng

  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,… và bệnh thường xuyên tái phát.
  • Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Tuy nhiên, với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.
  • Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể…

Ai dễ bị suy giảm sức đề kháng?

Sức đề kháng dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, stress nhiều… đặc biệt là:

  • Người cao tuổi: Theo tuổi tác và bệnh lý, hệ miễn dịch của những đối tượng này bị “mài mòn”, các tế bào miễn dịch trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp hơn trong việc chiến đấu chống lại virus như khi trẻ tuổi.
  • Người mắc các bệnh mãn tính như: Tim mạch, gan, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, sử dụng thuốc (kháng sinh, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc điều trị ung thư…), bị nhiễm các độc tố,…
  • Trẻ em: Giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi được coi là “khoảng trống miễn dịch” của trẻ, vì hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, trẻ rất dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu.
  • Phụ nữ mang thai: Mẹ bầu cũng là đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời, phải đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng và khi mắc bệnh có thể dễ bị nặng, khó điều trị hơn so với người bình thường, lý do là một số loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
  • Người mới ốm dậy: Sau khi bị ốm hoặc ốm dậy, tình trạng chung của người bệnh là cơ thể mệt mỏi, miệng đắng, ăn không ngon miệng, chán ăn, tinh thần kém… và đây là khoảng thời gian hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập.

Tăng cường sức đề kháng từ dinh dưỡng

tăng cường sức đề kháng

 

  • Cung cấp đủ lượng Protein trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bạn:

Protein được xem là nguyên liệu hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống, là thành phần thiết yếu trong cơ thể để sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Hãy đảm bảo rằng dinh dưỡng hằng ngày của chúng ta có đủ lượng từ nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh hơn như cá, thịt gia cầm, thịt nạc, thực phẩm từ đậu nành và các sản phẩm từ sữa ít béo.

  • Bổ sung hỗn hợp các Vitamin và Dưỡng chất thực vật:

Vitamin A và C, cũng như dưỡng chất thực vật phytonutrients, là những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch.

Vitamin C kích thích cơ thể chúng ta sản xuất kháng thể chống lại bệnh tật. Vitamin A hỗ trợ sức khỏe cho làn da, các mô trong hệ tiêu hóa và hệ hô hấp được khỏe mạnh.

Phytonutrients – dưỡng chất thực vật, được tìm thấy trong rau và trái cây, có thể giúp làm giảm sự mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể chúng ta, đó là yếu tố tác động làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật.

  • Chăm sóc sức khỏe tiêu hóa với Lợi khuẩn và Chất xơ Prebiotic:

Hệ thống tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ chức năng miễn dịch. Đường ruột là con đường tiếp xúc chính với môi trường bên ngoài; và cũng là nơi chứa Hệ vi sinh đường ruột.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng men vi sinh, còn được gọi là Lợi khuẩn, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và prebiotic, là loại chất xơ mà không thể tiêu hóa, nhưng là nguồn thức ăn cho Lợi khuẩn đường ruột.

  • Tăng cường axit béo Omega-3:

Các axit béo Omega-3, như DHA và EPA, là những loại chất béo tốt và thiết yếu, có thể tìm thấy trong một số loại thực phẩm như hạt chia và các chất bổ sung như dầu cá. Axit béo omega-3 có thể tăng cường chức năng của các tế bào trong hệ miễn dịch.

  • Bổ sung vi chất từ thực phẩm chức năng:

Viên sủi tổng hợp BOHUC  của Công ty Dược phẩm Viphar hỗ trợ bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp bồi bổ sức khoẻ, tăng cường thể lực, nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Và đặc biệt dùng an toàn cho người tiểu đường, người ăn kiêng, béo phì.

viên sủi tổng hợp bohucviên sủi tổng hợp bohuc

Thymozinc Babywin giúp tăng sinh tế bào miễn dịch quan trọng Lympho T, Lympho B; tăng sinh kháng thể và điều hoà hệ thống miễn dịch của cơ thể.

thymozinc babywin dạng hộpthymo zinc babywin chai

Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng

  • Ngủ đủ giấc
  • Chế độ ăn uống hợp lý
  • Tích cực tập luyện thể dục, thể thao

tăng cường sức đề kháng

  • Hạn chế bia, rượu
  • Giảm căng thẳng
  • Giữ vệ sinh cá nhân và nhà cửa sạch sẽ

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu” Covid-19 chưa có hồi kết. Do đó, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm phòng ngừa virus Sars-Cov-2.

Nguồn: Tổng hợp