Dưới đây là 6 điều đơn giản bạn cần nhớ để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch.

Không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài

Nếu đứng hoặc ngồi trong thời gian dài một cách thường xuyên sẽ gây áp lực lên đôi chân và đặc biệt là các tĩnh mạch ở lòng bàn chân (do trọng lực, trọng lượng cơ thể…).

Khi đứng, áp lực của toàn bộ cơ thể sẽ dồn lên đôi chân, gây sức ép lên các dây thần kinh. Thỉnh thoảng, hãy ngồi xuống để đôi chân được thư giãn. Hoặc có thể cử động chân khi đứng để máu được lưu thông tốt hơn.

Khi bạn đang ngồi, cố gắng tránh tư thế bắt chéo chân vì động tác bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, gây cản trở cho việc lưu thông máu. Từ đó mà chân dễ bị tê, mỏi, hình thành tình trạng da sần vỏ cam. Lâu dần sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Ngồi lâu một chỗ sẽ khiến cản trở việc lưu thông máu đến chân. Đặc biệt là đối với dân văn phòng thì càng cần chú ý. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên thường xuyên cử động chân khi ngồi. Thỉnh thoảng có thể đứng lên đi lại để cho máu được lưu thông.

Tránh mặc quần áo quá chật để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Quần áo bó sát sẽ làm cho bệnh tĩnh mạch tệ hơn cũng như có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.Vì việc mặc quần quá chật hoặc bó sát sẽ khiến máu khó lưu thông, dễ bị tắc nghẽn ở phần chân khiến cho bệnh tĩnh mạch của bạn tệ hơn. Vì vậy bạn nên chọn trang phục thoái mái, rộng rãi.

Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Tránh mang giày cao gót thời gian dài

Giày cao gót tạo ra nhiều áp lực hơn trong khi đôi giày gót thấp có thể giúp làm săn chắc bắp chân của bạn. Mang giày cao gót thường xuyên sẽ tạo áp lực lên vùng gót chân, khiến tĩnh mạch ở đây tổn thương, làm cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn. Vì vậy, thay vì mang giày cao gót thì nên thay bằng giày gót thấp hoặc dép đế mềm.

Tích cực vận động giúp giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

Phòng tránh suy giãn tĩnh mạch

Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Vì vậy, kiểm soát cân nặng trong mức cho phép là một cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nên hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên. Bởi cách làm này sẽ giúp kích thích mạch máu lưu thông ở chân tốt hơn. Một số bài tập tác động thấp giúp cơ bắp chân hoạt động mà không bị căng quá mức gồm bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga.

Tránh ăn nhiều muối

Giảm lượng muối đưa vào cơ thể giúp giảm thiểu sự phình to và sưng trong tĩnh mạch, do thức ăn mặn hoặc giàu natri có thể khiến cơ thể giữ nước. Thay vào đó bạn nên xây dựng chế độ ăn giàu kali và chất xơ. Các nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Trong khi đó, những loại rau củ quả giàu chất xơ lại có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Từ đó, tránh tình trạng ách tắc trong ruột gây áp lực nặng nề hơn lên các mạch máu, khiến bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới trở nên tồi tệ hơn.

VENE VIPHAR

Với bộ đôi viên uống Vene Viphar và kem bôi Vene Cream công thức chiết xuất từ thảo mộc của Viphar Group, giúp hỗ trợ thành mạch và giảm nhanh tình trạng suy giãn tĩnh mạch, hỗ trợ làm bền thành mạch máu, giảm các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch do thành mạch kém.

Vene Viphar

Nguồn: Tổng hợp