Làm sao để làm tan máu bầm khi bị chấn thương phần mềm? Vì các vết bầm tím hình thành khi máu đọng dưới da. Chúng thường bắt đầu có màu đen và xanh lam, nâu hoặc tím, và có thể thay đổi màu sắc khi chúng mờ dần. Những người lớn tuổi dễ bị bầm tím hơn.
Nguyên nhân khiến bạn bị chấn thương phần mềm
Chấn thương, va đập
Khi bạn bị bất kỳ loại chấn thương nào, chẳng hạn như vết cắt, té ngã hoặc tai nạn khác, đều có thể gây ra bầm tím. Có nhiều lý do khiến ai đó có thể bị bầm tím, bao gồm cả nguyên nhân đơn giản như va chạm vào một vật thể hay do tác động từ bên ngoài. Lý do phổ biến nhất cho vết bầm tím là do chấn thương, nhất là chấn thương phần mềm. Điều này có thể ở nhiều dạng ở những bệnh nhân khác nhau.
Tác động của kim, dao kéo
Việc tiêm tĩnh mạch hoặc lấy máu cũng có thể gây ra vết bầm tím. Hay do vết tích của việc phẫu thuật thẩm mĩ, xăm (mắt, môi,…) Ở những bệnh nhân lớn tuổi, chấn thương vô hại nhất cũng có thể gây ra bầm tím. Nguyên nhân là do da mỏng dần theo tuổi tác.
Khi bị chấn thương phần mềm
– Tụ máu trên da, tạo mảng màu tím, vàng xanh (vết bầm tím) có thể phát triển sau 24 đén 48h.
– Sưng, phù nề, đau, rát và ngứa.
– Tổn thương mạch máu bên dưới.
– Viêm và có thể nhiễm trùng.
Bạn nên làm gì khi bị chấn thương phần mềm
Nghỉ ngơi ngay sau chấn thương càng sớm càng tốt, hạn chế tốt đa sự di chuyển, vận động để làm giảm lượng máu chảy và triệu chứng đau. Nếu bạn phải luyện tập thì nên cắt giảm thời gian luyện tập hoặc chyển sang các bài tập khác để tránh lực tác động đến vết thương, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
Chườm đá giúp giảm sưng đau, co thắt, sưng nề và giảm lượng máu chảy bằng cách làm mát các mạch máu dưới da, khiến chúng co lại mà chúng ta hay nói là làm tan máu bầm. Để không bị bỏng da do chườm trực tiếp quá lâu, bạn nên bọc đá trong khăn ẩm hoặc dùng túi đá để chườm.
Băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun, băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn. Cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn đã chườm túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong thời gian từ 10 – 30 phút trước khi băng.
Kê cao chi (so với tim) việc này sẽ giúp máu chảy ngược về tim, có tác dụng giảm đau, phù nề hiệu quả. Nếu bạn chấn thương ở chi dưới thì kê chân lên cao còn ở tay thì đeo băng đai.
Những việc không nên làm
Chườm nóng, sử dụng dầu nóng điều này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến vị trí vết thương càng nhiều, khiến cho các triệu chứng sưng đau, chảy máu nặng hơn.
Thoa cồn, rượu sẽ làm tăng biểu hiện phù nề, tăng chảy máu và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục, đôi khi còn khiến các tổn thương lan rộng, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tập luyện chạy hay tập luyện trong vòng 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.
Massage sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương.
Tùy theo tình trạng của vùng bị chấn thương mà có những cách xử lý phù hợp. Nếu bạn bị chấn thương nặng thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời thì vết thương mới nhanh hồi phục.
Ngoài ra, những vết bầm tím là do các mạch máu bị tổn thương. Do đó bạn cũng nên dùng thực phẩm chức năng như TANMAUBAM để kháng viêm, giảm sưng và làm tan máu bầm, tụ máu.
Sản phẩm với các loại thảo dược sẽ hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong việc hồi phục sau chấn thương phần mềm.
Nguồn: Tổng hợp