1. RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ SƠ SINH:

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một vấn đề thường gặp ở trẻ với các triệu chứng như nôn trớ, bú kém, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chậm tăng cân… Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ dưỡng chất của trẻ, từ đó khiến trẻ suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ.

2. NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ SƠ SINH:

– Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt: kích thước dạ dày còn nhỏ, khả năng đàn hồi của cơ dạ dày kém, gan chưa hoàn thiện, sự kết hợp của các nhóm cơ trong hệ tiêu hóa chưa hiệu quả (cơ bụng, cơ đáy chậu, cơ hậu môn). Do vậy, mặc dù nguồn dinh dưỡng chính của trẻ là sữa nhưng các cơ quan trong hệ tiêu hóa vẫn cần thời gian để làm quen với việc tiêu thụ chúng.

– Ngoài sữa mẹ, đa số trẻ được bổ sung thêm sữa công thức, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiêu hóa sữa do hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn thiện, thiếu hụt probiotic (các vi khuẩn có lợi) và prebiotic (thức ăn cho các vi khuẩn này). Hơn nữa, nhiều mẹ lựa chọn sữa có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với nhu cầu dưỡng chất của trẻ, pha sữa sai cách. Điều này gây áp lực lên các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, khiến chúng hoạt động quá sức, gây đau bụng, chướng bụng, khó tiêu.

– Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng, từ đó gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa. Phần lớn trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này do chăm sóc sai cách, kém vệ sinh: mẹ không vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân và khu vực sống cho trẻ sạch sẽ, trước và sau khi cho trẻ bú mẹ không làm sạch núm vú (ở trẻ bú mẹ), bình sữa và các dụng cụ pha sữa cho trẻ không được khử trùng đúng cách, mẹ không rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước khi cho trẻ bú và sau khi thay tã cho trẻ,…

– Mẹ cho con bú ăn uống không lành mạnh, dùng thuốc không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa.

– Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp, những triệu chứng bất thường của đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ các bệnh lý nguy hiểm như suy giáp, tắc ruột, teo ruột non, phình đại tràng bẩm sinh…

3. BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ SƠ SINH:

– Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tránh tiếp xúc với các hóa chất, khói thuốc lá, chất kích thích trước và trong hành trình mang thai.

– Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để bổ sung đủ dưỡng chất và tăng cường kháng thể cho trẻ. Trường hợp không thể cho trẻ bú, mẹ nên lựa chọn sữa công thức có thành phần giống với sữa mẹ nhất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

– Cho trẻ bú đúng cách, không bú quá no.

– Tạo không gian sống sạch, an toàn cho trẻ sơ sinh, đảm bảo các yếu tố vệ sinh, tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá.

– Trẻ có các triệu chứng bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám hoặc liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ hay thực hiện các mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh.

4. BỔ SUNG MEN VI SINH CHO TRẺ SƠ SINH:

– BỔ SUNG LỢI KHUẨN: Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ thông qua các sản phẩm như sữa chua, các sản phẩm siro, gói, ống chứa lợi khuẩn. Tuy nhiên lợi khuẩn khó sống sót khi qua môi trường Acid cao của dạ dày, do đó hiệu quả đem lại sẽ không cao

– BỔ SUNG LỢI KHUẨN DẠNG BÀO TỬ LỢI KHUẨN: Bào tử lợi khuẩn là dạng sống không hoạt động của lợi khuẩn (dạng ngủ đông). Bào tử lợi khuẩn được bao bọc xung quanh bởi nhiều lớp áo giáp là các lớp Protein và Acid Amin. Do đó có thể qua được môi trường Acid dạ dày, xuống đến ruột non sẽ hút nước và dinh dưỡng, hoạt động như lợi khuẩn bình thường.

– SẢN PHẨM THAM KHẢO:

MenSporeX Bào Tử Lợi Khuẩn (Dạng Chai)

MenSporeX Bào Tử Lợi Khuẩn For Family (Dạng Ống)