Vết máu bầm xuất hiện trên da là gì??

Vết bầm tím trên da do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ. Mạch máu bị vỡ do tổn thương hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm tím, vàng, xanh dương. Tình trạng này còn gọi là tình trạng xuất huyết dưới da.

Những vết bầm tím xuất hiện trên da gây nên bởi các nguyên nhân khác nhau, không chỉ khiến bạn đau nhức mà còn trông rất mất thẩm mỹ, khiến bạn e ngại. Thông thường, vết bầm tím dưới da sẽ biến mất sau một vài tuần, tuy nhiên đây cũng có thể dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý nguy hiểm.

Hãy áp dụng ngay những cách đơn giản ngay tại nhà dưới đây để làm biến mất nhanh vết bầm tím nhé!

1. Lăn quả trứng gà.

Đây là một phương pháp trị vết bầm tím trong dân gian được rất nhiều người áp dụng. Mỗi khi có vết thương sưng tấy, bầm tím là người ta lại luộc trứng gà rồi lăn qua lăn lại ở chỗ sưng. Cách này sẽ giúp giảm đau và làm vết sưng tím biến mất nhanh chóng.

 

2. Chườm đá lạnh

Đá lạnh có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ nhanh chóng. Không chỉ giúp bạn có cảm giác thoải mái, dễ chịu, giảm cảm giác đau nhức mà nó còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy sự sưng phồng, làm mờ đi vết máu bầm.

3. Chườm ấm, nóng

Phương pháp trị bầm tím bằng đá được khuyến cáo là chỉ nên áp dụng với người khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt. Nếu là trẻ em hoặc người già thì nên áp dụng cách chườm ấm. Vết bầm tím xuất hiện là do hiện tượng máu tụ lại. Nếu đặt khăn ấm lên vết bầm tím sẽ khiến máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó sẽ làm tan biến vết máu bầm.

4. Sử đụng dầu xoa bóp, dầu gió

Với các loại sản phẩm có tính nóng như dầu gió, mật gấu, rượu thuốc… sẽ có tác dụng làm tan vết máu tụ, giảm đau, giảm sưng tấy nhanh chóng. Nó có tác dụng tốt nhất khi bạn muốn làm tan máu bầm ở tay, tan máu bầm ở chân… lưu ý nó không sử dụng khi bạn muốn làm tan máu bầm ở mắt.

Bạn hãy sử dụng dầu nóng để xoa bóp vị trí vết bầm, sẽ có tác dụng ngay từ lần xoa bóp đầu tiên, sử dụng đều đặn và thường xuyên các vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất. Với các vết thương hở thì chúng ta không được sử dụng dầu nóng để tránh bị đau và nhiễm trùng.

5. Sử dụng giấm để tan vết bầm

Giấm rượu táo được biết đến khi nó giúp trị chứng viêm nhiễm vết thương, sưng tấy và các tổn thương gây nên vết bầm vô cùng hiệu quả. Đây là một phương pháp trị tan máu bầm khá được nhiều người sử dụng tại nhà. Về cách dùng thì bạn chỉ cần lấy giấm rượu táo và cắt thêm vài lát hành khô cho vào. Sau đó thoa lên vùng da bị máu bầm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng bông gòn cho thấm giấm rượu táo và thoa lên vết bầm hoặc có thể dùng giấm rượu táo đem pha với lòng trắng trứng gà rồi thoa.

6. Khoai tây

Trong khoai tây chứa một loại enzyme có tên là catalase, đây là một loại enzyme giúp hỗ trợ phục hồi tế bào nhanh chóng. Chính vì vậy, dùng khoai tây cũng có thể làm tan vết bầm.

Bạn hãy cắt 1/2 củ khoai tây rồi dùng mặt cắt đặt trực tiếp lên vết bầm trong ít nhất 5 phút để giảm đau và giảm viêm. Duy trì thực hiện 3-4 lần/ngày đến khi vết bầm được giảm bớt.

Khoai tây chứa kali, vitamin C cùng nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe

7. Làm tan máu bầm với hành tím và muối

Hàm tím và muối là một trong bài thuốc tự nhiên đánh tan vết máu bầm quen thuộc trong gian bếp nhà bạn. Bệnh cạnh tác dụng giảm đau, hành tây còn là một bài thuốc nổi tiếng để điều trị các vết thương, chữa các bệnh về tắc nghẽn, bong gân và sưng tấy.

Để thực hiện làm tan vết máu bầm bạn hãy giã hoặc xay nhuyễn hành tây với một ít muối trắng, đắp lên vết thương một lớp mỏng. Sau đó dùng gạc vệ sinh quấn nhẹ lại và để qua đêm.

8. Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C giúp tan máu bầm nhanh hơn.

Ngoài thực hiện những phương pháp điều trị ngoài da, hãy bổ sung vitamin C cần thiết từ bên trong để vết bầm mau chóng tan biến hơn nhé. Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thiếu vitamin C thì thường dễ bị bầm và vết máu bầm cũng lâu lành hơn.

Vì thế bị bạn bị bầm ở đầu gối, chân, tay, mắt… hay bất kỳ một vị trí nào trên cơ thể thì hãy bổ sung vitamin C. Bằng cách ăn uống nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong rau, củ, quả tươi hoặc từ viêm uống vitamin C tổng hợp.

9. Sử dụng viên TANMAUBAM của VIPHARGROUP

Cách dùng: ngày uống 2 lần mỗi lần 3 viên. Dùng sau khi ăn

Lưu ý:

– Không dùng cho phụ nữ có thai

– Các trường hợp bầm tím nặng, vết bầm tim rộng dùng liều ngày 3 lần mỗi lần 3 viên

– Cắt liều vào các trường hợp viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm khơp, sưng phù nè thay cho dòng kháng viêm

Bạn cũng nên đi khám nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: Vết thâm không có dấu hiệu cải thiện sau 2 tuần; thường xuyên bị bầm tím và những vết bầm tím trên cơ thể xuất hiện không biết từ đâu; cảm thấy đau khi di chuyển một khớp gần vết bầm tím; vết bầm ở gần mắt và khiến mắt khó nhìn rõ; vết bầm tím dường như có dấu hiệu nhiễm trùng, như có những vệt đỏ, chảy dịch hoặc bị sốt.