1. Khái niệm về táo bón:
– Táo bón (hay còn gọi là bón) là một tình trạng bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, với triệu chứng phân khô và cứng dẫn đến khó đi đại tiện kèm cảm giác đau hậu môn, thời gian đại tiện và rặn phân kéo dài hoặc nhiều ngày mới đi một lần (tần suất ít hơn 3 lần/tuần).
– Hiện tượng táo bón chỉ xảy ra vài ngày nhưng nếu bạn bị táo bón lâu ngày không khỏi hoặc thường xuyên bị táo bón có thể đây là biểu hiện cảnh báo có thể đang mắc bệnh khác như rối loạn tiêu hoá, bệnh viêm đại tràng, polyp đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…
2. Triệu chứng của táo bón:
Tuy không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng khi gặp tình trạng này sẽ tạo ra rất nhiều cản trở cho sinh hoạt hằng ngày vì những triệu chứng của nó:
– Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, nhưng rất khó đại tiện hoặc đại tiện không ra hết phân.
– Số lần đi đại tiện giảm đi nhiều lần, thường dưới 3 lần trong 1 tuần, trường hợp nặng thì 5 – 6 ngày mới 1 lần đại tiện.
– Bụng thường căng chướng, hậu môn luôn trong trạng thái căng tức.
– Tinh thần của bệnh nhân bị ảnh hưởng do cảm giác khó chịu và những cản trở trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, căng thẳng mỗi khi đi tiêu.
– Đau lưng lây lan từ việc bị chướng bụng.
3. Nguyên nhân dẫn đến táo bón:
– Thiếu chất xơ trong thực phẩm cung cấp hằng ngày, uống không đủ nước (làm phân khô cứng).
– Sử dụng quá nhiều chất gây lợi tiểu như trà, cà phê,… làm tăng hấp thụ nước ở ruột và phân khô cứng.
– Sử dụng các thực phẩm giàu chất béo một cách thường xuyên, đặc biệt là chất béo động vật.
– Lười vận động cũng góp phần trong tình trạng táo bón.
– Nhịn đi tiêu , bỏ qua cảm giác buồn đại tiện.
– Một số bệnh về đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa, đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ, ung thư kết trực tràng,…
4. Biện pháp phòng ngừa táo bón:
Táo bón rất phổ biến, bệnh kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng,…Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng các biện pháp sau:
– Ăn các thức ăn giàu chất xơ bao gồm các loại rau củ và hoa quả tươi. Chất xơ trong thực phẩm giúp phân xốp hơn không bị cứng, thúc đẩy đường ruột vận động và hạn chế sự hấp thụ nước từ phân của ruột.
– Uống nhiều nước, điều này giúp việc cơ thể không bị thiếu nước và giúp phân mềm.
– Hạn chế các ăn các thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc động vật, thức ăn nhanh, nước ngọt đóng chai, bia, rượu, hút thuốc lá…
– Tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày để cải thiện sức khỏe.
– Tránh lo âu căng thẳng, trầm cảm, stress;
– Không ngồi bồn cầu quá lâu, hạn chế không rặn khi đại tiện.
– Nên luyện tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ hàng ngày.
Ngoài ra nếu bạn đang bị Táo bón, hãy sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bổ sung chất xơ để cải thiện tình trạng cấp. Admin sẽ bật mí cho bạn 1 sản phẩm để bạn có thể tham khảo đó là sản phẩm Chất Xơ FIOBI bổ sung chất xơ tự nhiên hàm lượng cao FOS 5g nhập khẩu Bỉ, kết hợp 1 tỷ Bào Tử Lợi Khuẩn Bacillus Clausii tốt cho hệ tiêu hoá (chi tiết sản phẩm xem tại đây).
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh Táo bón và có cho mình những biện pháp phòng ngừa cũng như hỗ trợ về tình trạng táo bón một cách hiệu quả.